Theo quy định hiện hành, Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng cần phải có văn băng chuyên môn và chứng chỉ hành nghề để đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc. Dưới đây là những thông tin cần nắm khi học chứng chỉ Phục hồi chức năng.

1. Chứng chỉ Phục hồi chức năng là gì?

Hiểu một cách đơn giản, chứng chỉ Phục hồi chức năng là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật để hoạt động trong một ngành nghề nào đó.

Theo quy định của Luật khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành thì Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng cần phải có Văn bằng chuyên ôn và Chứng chỉ hành nghề để thực hiện tốt nhất công việc của mình cũng như thực hiện tốt nhất công việc của mình cũng như được phép hành nghề theo quy định của pháp luật.

Học chứng chỉ Phục hồi chức năng và những thông tin cần nắm
Chứng chỉ Phục hồi chức năng là yêu cầu cần thiết để làm việc trong ngành nghề này

Chứng chỉ Phục hồi chức năng được xem như giấy thông hành giúp người làm việc thực hiện tốt hơn công việc của mình cũng như có cơ hội việc làm rộng mở. Chính vì thế, mỗi Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng nên tìm hiểu thủ tục cũng như điều kiện để cấp loại giấy thông hành này.

2. Nội dung khóa học Chứng chỉ Phục hồi chức năng là gì?

Sử dụng các tác nhân vật lý:

  • Quang trị liệu: dùng các ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại, tia Laser. Nhiệt trị liệu: nóng, lạnh.
  • Điện trị liệu: dòng điện một chiều, dòng điện xung, điện trường cao tần, điện trường cao áp, điện cảm ứng, dòng galvanic, các dòng điện giảm đau (dòng siêu kích thích điện – xoa bớp, dòng diadynamic, dòng giao thoa), kích thích điện thần kinh cơ,…
  • Siêu âm trị liệu: dùng sóng nén.
  • Thuỷ trị liệu với các kỹ thuật như: ngâm, tắm, vòi tia, uống, khí dung,… Từ trị liệu: điện từ trường, nam châm vĩnh cửu,…
  • Oxy cao áp trị liệu. Cơ động học trị liệu: xoa bớp, kéo dãn, nắn chỉnh bằng tay, máy kéo dãn cột sống, máy rung cơ học,…

Vận động trị liệu:

  • Tập động tác: thụ động, chủ động, có giúp sức, có lực cản, tưởng động,…
  • Tập theo bài tập: có kết hợp động tác, liên hoàn,…
  • Tập với dụng cụ: gậy, bòng, xe đạp, máy cơ học,….
  • Tập trong nước: kết hợp vận động và thuỷ trị liệu.
  • Điều trị bằng tư thế để hạn chế các mẫu co cứng bệnh lý, tư thế xấu,…

3. Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề Phục hồi chức năng

Để cấp chứng chỉ hành nghề , những Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu cần đáp ứng những điều kiện sau:

Có Văn bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học ngành Phục hồi chức năng và có đủ thời gian hành nghề theo quy định đối với từng loại hình hành nghề.

Người học cân có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực cũng như hành vi dân sự đầy đủ và có sức khỏe để hành nghề khám, chữa bệnh.

Học chứng chỉ Phục hồi chức năng và những thông tin cần nắm
Chứng chỉ hành nghề được cấp cho những người đáp ứng đủ năng lực chuyên môn để làm việc trong ngành Phục hồi chức năng

Hiểu biết về Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh Hành nghề Y Dược tư nhân, những văn bản quy phạm pháp luật về y tế có liên quan.

Nắm được 12 Điều quy định về y đức và có hiểu biết về các chương trình y tế quốc gia phổ cập.

Cam kết thực hiện văn bản quy phạm của pháp luật cũng như những quy định chuyên môn kỹ thuật y tế và các văn bản quy phạm khác có liên quan.

Không đang trong tời gian Bộ cấm hành nghề hay cấm làm công việc liên quan đến y tế theo quyết định của tòa án, thời gian chấp hành án phạt tù hay quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào khám chữa bệnh bắt buộc.

4. Thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề ngành Phục hồi chức năng

Bên cạnh việc đáp ứng những điều kiện trên, Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng sau khi tốt nghiệp Đại học hay Cao đẳng Phục hồi chức năng muốn được cấp chứng chỉ hành nghề cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng
  • Giấy chứng nhận đủ sức khỏe hành nghề khám chữa bệnh. Giấy này phải được cấp bởi cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế.
  • Văn bản xác nhận quá trình thực hành
  • Phiếu lý lịch tư pháp
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người hành nghề cư trú hay sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng đơn vị công tác.
  • 02 ảnh màu 4*6 ( phông nền trắng, thời gian chụp trong 6 tháng gần nhất)
  • Người hành nghề nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề về Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc công tác.

>>> Tham khảo thêm Thông tin tuyển sinh Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng.

Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu về Chứng chỉ Phục hồi chức năng và điều kiện và thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề chức năng theo quy định hiện hành.

Rate this post