Bên cạnh tổ hợp môn khối B thì khối B1 cũng được nhiều thí sinh quan tâm. Nếu bạn đang thắc mắc: Khối B1 gồm những ngành nào? hay Khối B1 làm nghề gì? Hãy tham khảo thông tin qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Khối B1 là gì? Khối B1 gồm những ngành nào?

Theo chia sẻ của những chuyên gia tư vấn tuyển sinh, với sự thay đổi phương án tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo, tổ hợp khối và môn xét tuyển có nhiều thay đổi. Bên cạnh những khối xét tuyển truyền thống thì còn có nhiều tổ hợp xét tuyển bổ sung.

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung các tổ hợp môn thi khối B giúp thí sinh chuyên sâu hơn vào các môn học sở trường và phù hợp với ngành nghề được đào tạo tại các trường sau này. Vậy khối B1 là gì?

Khối B1 gồm những ngành nào? Khối B1 làm nghề gì?
Khối B1 được nhiều bạn thí sinh quan tâm và chọn lựa trong những năm tuyển sinh gần đây

B1 là khối thi nằm trong tổ hợp của khối B cũ, theo đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định những môn thi thuộc khối B1 gồm có: Toán – Hóa – Anh. Đồng thời, điểm số của những bộ môn này sẽ được áp dụng cho những kỳ thi xét tuyển Đại học/ Cao đẳng. Đây được xem là khối học mở, được nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa trong những năm tuyển sinh gần đây.

Để giúp bạn tìm hiểu và chọn lựa ngành học khối B1,  bài viết xin chia sẻ danh sách ngành xét tuyển khối B1. Cụ thể:

  • Ngành Sư phạm Toán
  • Ngành Khoa học quản lý
  • Ngành Sư phạm Anh
  • Ngành Công nghệ Kỹ thuật môi trường
  • Ngành Sư phạm Hóa
  • Ngành Kỹ thuật hóa dầu
  • Ngành Công nghệ Thực phẩm
  • Ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học
  • Ngành Quản lý đất đai
  • Ngành Công nghệ Kỹ thuật sinh học
  • Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Theo đánh giá của những chuyên gia giáo dục, tuy ít được quan tâm như khối B00 truyền thống xong các ngành nghề tuyển sinh khối B1 cũng khá đa dạng, đem đến nhiều cơ hội chọn lựa cho những thí sinh xét tuyển ngành này.

>>> Tham khảo thêm Thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch 2019.

2. Khối B1 làm nghề gì? Ngành học khối B1 có cơ hội việc làm lớn

Thực tế, nghề nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào ngành học mà thí sinh chọn lựa. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu khối B1 làm nghề gì, hãy tham khảo một số ngành học và cơ hội việc làm của ngành dưới đây.

Khối B1 gồm những ngành nào? Khối B1 làm nghề gì?
Tham khảo một số ngành học khối B1 có nhu cầu nhân lực lớn
  • Khối ngành Sư phạm

Trong thời đại kinh tế tri thức, giáo dục – đào tạo được đánh giá cao. Theo đó, ngành Sư phạm luôn có khả năng phát triển sự nghiệp tốt. Cơ hội việc làm cho khối này rất lớn do một số nhu cầu xã hội tăng cao.

Khi tham gia xét tuyển khối B1, bạn có thể chọn lựa ngành Sư phạm Toán, Sư phạm Hóa hay Sư phạm Sinh học. Trong đó, ngành Sư phạm Toán học đang thu hút nhiều thí sinh quan tâm hiện nay.

Thực tế, cơ hội việc làm ngành sư phạm so với các ngành khác không được cao và rộng mở như các ngành khác. Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm toán sau khi ra trường có thể xin việc làm tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Hoặc ở lại trường làm giảng viên dạy toán.

Nhu cầu học toán nhiều hơn với nhu cầu học các môn khác. Chính vì thế , cơ hội việc làm ngành sư phạm toán khá cao. Sau tốt nghiệp, sinh viên thể xin giảng dạy tại các trường hoặc các trung tâm gia sư toán. Bên cạnh đó, nếu có khả năng các  bạn có thể đi làm gia sư toán, mở trung tâm  luyện thi nhất là các thành phố lớn. Nhu cầu học toán nhiều hơn ,điều kiện cho con học toán ở các giá đình cũng cao hơn. Đó là cơ hội việc làm rất lớn đối với các em sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm toán.

  • Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Ngành học này yêu cầu sinh viên cần phải có khả năng đánh giá, tư vấn cũng như đề xuất những giải pháp đối những vấn đề về đô thị. Theo học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về quản lý môi trường cũng như hoạt động quản lý các loại tài nguyên,… Đồng thời, sinh viên còn được còn được đào tạo chuyên sâu về những kiến thức về khoáng sản, năng lượng, không khí, đất đai và tài nguyên rừng,…

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường có thể lựa chọn được những môi trường đào tạo khác nhau như:

+ Kỹ thuật môi trường: công việc trong ngành này sẽ tiếp cận những kỹ thuật môi trường, nghiên cứu nhằm mang lại cho sinh viên những kiến thức về kỹ thuật xử lý chất thải, chất độc ô nhiễm, những quy trình công nghệ hóa học,…

+ Công nghệ môi trường: ngành học này dành cho những sinh viên chọn hướng công nghệ môi trường, hướng nghiên cứu Công nghệ sinh học, Vật lý và Thiết bị xử lý chất thải,…

+ Quản lý môi trường: Theo học ngành này sẽ giúp hình thành cho sinh viên những kiến thức về lập kế hoạch quản lý môi trường, quá trình quản lý chất lượng môi trường, Quan trắc môi trường, Quản lý chất thải môi trường và đánh giá tác động,…

  • Ngành Quản lý đất đai Đất đai

Ngành học này thiên về quản lý tài nguyên thiên nhiên và những tài sản của quốc gia, những tư liệu sản xuất. Quản lý đất đai trong giai đoạn mới còn giúp đóng góp trong quá trình thúc đẩy sự phát triển Kinh tế – Xã hội và củng cố an ninh quốc phòng.

Đánh giá chung cho thấy đây cũng là một trong những ngành học HOT. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại những môi trường khác nhau như: Các Văn phòng Tài nguyên & Môi trường của quận/ huyện/ xã thuộc các tỉnh trong nước. Bên cạnh đó, sinh viên có thể lựa chọn những ngành nghề tại những Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất, Công ty Đo đạc địa chính tuyển sinh.

Trên đây là một số chia sẻ về ngành học và nghề nghiệp khối B1. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích , giúp học sinh tìm hiểu và chọn lựa ngành nghề phù hợp.

Rate this post