Là ngành học thuộc lĩnh vực kinh tế, Quản trị Kinh doanh thu hút khá nhiều bạn thí sinh quan tâm. Nếu bạn đang muốn học ngành Quản trị kinh doanh, hãy tham khảo một số thông tin về ngành qua bài chia sẻ dưới đây.
1. Quản trị kinh doanh là gì? Tìm hiểu về Quản trị kinh doanh
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, hệ thống công ty, doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Thêm đó, sự đầu tư ngày càng nhiều của những công ty nước ngoài vào Việt Nam như hiện nay thì nhu cầu tìm kiếm các nhà quản trị doanh nghiệp ngày càng cao. Và ngành học Quản trị kinh doanh thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ trong những năm xét tuyển gần đây.
Hiểu một cách đơn giản, Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị trong quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của một hoặc một số doanh nghiệp trong một ngành nào đó.
Quản trị kinh doanh có thể chia thành nhiều ngành chuyên sâu như: Quản trị nhân sự, Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại; Quản trị truyền thông, marketing,…
>>> Tham khảo thêm: Các ngành khối A hot năm 2019
2. Ngành học Quản trị kinh doanh: Học gì?
Theo đánh giá của những chuyên gia giáo dục, Quản trị kinh doanh là ngành học đào tạo các nhà quản trị cho tương lai, do đó các bạn sẽ có được kiến thức rất rộng. Khi theo học ngành học này, người học sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản và nguyên tắc hoạt động của các phòng ban trong công ty, từ đó đưa ra những quyết định để phát triển một cách đúng đắn.
Trong quá trình theo học ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình.
Đồng thời, người học cũng được cung cấp kiến thức chuyên sâu hơn như Quản trị doanh nghiệp, Quản trị marketing, Quản trị tài chính, Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Quản trị rủi ro, Quản trị dự án, Thị trường chứng khoán, Thống kê kinh doanh, Nghệ thuật lãnh đạo,…
3. Ngành Quản trị kinh doanh tốt nghiệp làm gì?
Với những kiến thức tích lũy được trong quá trình học, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có thể thử thách ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, trước khi làm ở bất cứ lĩnh vực nào, bạn cũng phải tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu của ngành đó bởi bạn chỉ mới có kiến thức cơ bản.
Sau khi ra trường, các Cử nhân Quản trị kinh doanh có thể đảm nhận các vị trí:
- Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán
- Bạn cũng sẽ có nhiều cơ hôi thăng tiến và trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các tập đoàn, công ty
- Tự thành lập và điều hành công ty riêng
- Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị kinh doanh tại các trường đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp
4. Vậy có nên học ngành Quản trị kinh doanh không?
Theo chia sẻ của các chuyên gia đào tạo, hầu hết lý thuyết học trong ngành này đều rất căn bản và có tính ứng dụng cao. Chính vì thế sau tốt nghiệp, các bạn trẻ đã có thể làm ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như: quản trị nguồn nhân lực, quản lý sản xuất, quản trị Marketing, Marketing, PR, quản trị chuỗi cung ứng…vì các kiến thức này các bạn đã được trải nghiệm trong môi trường đại học.
Về cơ hội việc làm của ngành, những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực đánh giá: Đây là một trong những ngành có sức hút lớn đối các bạn trẻ năng động, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế những năm gần đây.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM, tương lai của ngành Quản trị kinh doanh rất rộng mở. Tốt nghiệp ngành này, các bạn sinh viên có thể làm việc ở nhiều vị trị khác nhau ở các doanh nghiệp. “Giai đoạn 2015 – 2025, TP HCM cần tới 10.800 cử nhân tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh. Sinh viên ra trường giỏi chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ sẽ rất dễ tìm được việc làm và thăng tiến nhanh chóng”, ông khẳng định.
Đây được đánh giá là ngành học hấp dẫn và mở ra nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên, nhưng không phải tất cả các bạn đều thành công sau khi học ngành này.
Bên cạnh kiến thức, kỹ năng và ngoại ngữ, yếu tố kinh nghiệm thực tế cũng góp phần không nhỏ. Chính vì thế, để có nền tảng nghề nghiệp vững chắc, các bạn còn cần chọn đúng trường đào tạo nhằm đảm bảo cơ hội ghề nghiệp tốt nhất khi ra trường.
Một số yếu tố thí sinh cần quan tâm khi chọn trường là :
Một môi trường học tập Quốc tế, giúp bạn trau dồi khả năng ngoại ngữ và có thể hoàn toàn tự tin làm việc ở công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia.
Một nơi bạn vừa có thể học, vừa có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện để phát triển bản thân và thu hoạch thêm nhiều kinh nghiệm làm việc.
Trên đây là một số chia sẻ về ngành học Quản trị kinh doanh. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.