Máy tính là một thiết bị hiện đại cần thiết trong cuộc sống. Thế nhưng ít ai biết được phần cứng máy tính là gì và phần cứng máy tính gồm những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài biết ngày hôm nay nhé!

Phần cứng máy tính là gì?

Phần cứng của máy tính là gì? Phần cứng máy tính chính là các bộ phận tạo thành một chiếc máy tính. Phần cứng (Hardware) là những thiết bị bên trong và bên ngoài máy tính mà chúng ta có thể cầm được, nhìn thấy được. Các bộ phận đó bao gồm:

Phần cứng máy tính là gì?  

Phần cứng máy tính là gì?

Phần bên ngoài: Màn hình máy tính, tai nghe headphone, bàn phím keyboard, chuột máy tính mouse, máy in, máy chiếu, loa, USB,..

Phần bên trong: bộ nguồn, chip CPU, bo mạch chủ mainboard, Modem, quạt tản nhiệt, RAM, ROM, card âm thanh, card màn hình, một số Drive như: Bluray, CD-ROM, DVD, ổ cứng, ổ đĩa mềm,…

Phần cứng được sản xuất bởi các công ty máy tính như là: Dell, Asus, Lenovo,…

Phân loại phần cứng của máy tính

Phần cứng máy tính được chia ra làm 2 loại dựa trên chức năng và cách thức vận hành:

Nhập (Input): Có trách nhiệm thu thập dữ liệu thu vào máy tính là các bộ phận như là chuột, bàn phím, tai nghe,..

Xuất (Output): là các bộ phận thực thi lệnh và dữ liệu đầu ra bên ngoài, các bộ phận trả lời, phát tín hiệu như màn hình, máy in, loa,…Chi tiết về các bộ phận cơ bản của phần cứng máy tính

CPU – Bộ xử lý trung tâm – Central Processing Unit

Là một tấm mạch nhỏ, bên trong có chứa một miếng wafer silicon bao bọc trong một con chíp làm bằng gốm và được gắn vào bảng mạch (mainboard).

Tốc độ của CPU được đo với đơn vị Hertz (Hz) hoặc Gigahertz (GHz). CPU hoạt động mạnh khi nó có giá trị đo lớn.

Bo mạch chủ – Mainboard

Là bảng mạch chính, là phần quan trọng nhất trong hệ thống máy tính. Nó có vai trò trung gian kết nối, giao tiếp giữa các thiết bị khác trong máy tính.

Việc kết nối và điều khiển bình thường là được thực hiện bởi các chip cầu Nam và cầu Bắc. Đấy chính là trung tâm điều chỉnh các hoạt động của máy tính.

RAM – Random Access Memory – bộ nhớ dữ liệu tạm thời

Màn hình có tác dụng hiển thị và kết nối sự giao tiếp giữa người dùng và chiếc máy tính

Màn hình có tác dụng hiển thị và kết nối sự giao tiếp giữa người dùng và chiếc máy tính

Bộ nhớ của PC là nơi lưu giữ thông tin để các phần mềm được cài đặt trên máy tính truy cập vào lấy dữ liệu. Nó là thiết bị cho phép lưu trữ dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn.

Ổ cứng – Hard Disk Drive – HDD

Là bộ lưu trữ chính của máy tính, là thiết bị chứa đựng những tấm đĩa hình tròn bao phủ lớp từ tính có tác dụng lưu trữ dữ liệu.

Nơi này có tác dụng lưu trữ hệ điều hành của máy, mọi dữ liệu, phần mềm. Bạn không lo lắng bị mất hay xóa tất cả những gì bạn vừa làm việc trên máy tính dù nguồn bị tắt.

Dung lượng ổ cứng được tính bằng Gigabyte (GB). Mỗi ổ cứng thông thường có thể chứa được 500 GB hay thậm chí có thể lên đến 1000 GB ~ 1TB.

Thiết bị đầu vào

Đây là những thiết bị giúp cung cấp dữ liệu và tập lệnh cho máy tính như là: chuột, touchpad, trackball, bàn phím, bảng vẽ,…

Màn hình

Card mạng có tác dụng giúp máy tính của bạn kết nối được với Internet

Card mạng có tác dụng giúp máy tính của bạn kết nối được với Internet

Màn hình có tác dụng hiển thị và kết nối sự giao tiếp giữa người dùng và chiếc máy tính. Hiện nay có nhiều thiết bị màn hình cảm ứng nên bạn hoàn toàn có thể điều khiển trên màn hình bằng ngón tay.

Card mạng

Card mạng có tác dụng giúp máy tính của bạn kết nối được với Internet. Khi card mạng gặp sự cố hỏng hóc, bạn có thể gắn thêm card mạng dời vào khe mở rộng ở bên trong máy tính (PCI hoặc PCI Express 1x) hay loại card rời kết nối qua cổng USB.

Qua bài viết này hy vọng bạn đã biết hơn về phần cứng máy tính là gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn.

 

Rate this post