Các bạn học sinh cấp 3, đặc biệt là những bạn theo học khối B luôn muốn tìm hiểu các ngành khối B và điểm chuẩn để chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc đăng ký xét tuyển Đại học. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin giải đáp chi tiết.
Các ngành khối B và điểm chuẩn
Việc nắm được tổng quát các ngành học khối B sẽ giúp thí sinh định hướng, chọn lựa được ngành học, trường đào tạo khối B tốt nhất và phù hợp với năng lực bản thân.
Các ngành học của khối B sẽ được phân chia theo nhiều lĩnh vực, ngành nghề, cụ thể các ngành và điểm chuẩn như:
1. Nhóm ngành Y – Dược
Y Dược là một trong những nhóm ngành hot và được rất nhiều các thí sinh theo học khối B lựa chọn bởi cơ hội việc làm mở rộng, thu nhập ổn định. Nhiều các ngành nghề trong lĩnh vực Y Dược như Dược, Y khoa, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Y tế dự phòng, Hộ sinh…
Tuy nhiên để trúng tuyển vào nhóm ngành nghề này tại các trường Đại học top đầu như Đại học Y Dược Hà Nội, Học viện Quân Y, Đại học Y Dược TPHCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Hà Nội thí sinh cần có học lực giỏi bởi điểm chuẩn đầu vào và tỉ lệ cạnh tranh rất cao. Theo thống kê điểm chuẩn trung bình của các ngành xét tuyển khối B nhóm ngành Y Dược tại các trường Đại học trong khoảng từ 21,75 – 29 điểm.
Đối với những thí sinh không đủ khả năng trúng tuyển vào các trường ĐH đào tạo nhóm ngành Y Dược có thể lựa chọn theo học tại các trường Cao đẳng Y Dược phương thức xét tuyển đơn giản không bị áp lực về điểm số, thời gian đào tạo ngắn, chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn như Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch…
2. Nhóm ngành Thú y – Chăn nuôi
Hiện nay có khá nhiều các trường Đại học đào tạo ngành Thú y – Chăn nuôi như Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Lâm nghiệp,
Điểm chuẩn trung bình của ngành Thú Y – Chăn nuôi tại các trường ĐH sẽ dao động trong khoảng từ 15 – 19 điểm như: điểm trúng tuyển ngành Thú y của Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2023 là 19 điểm, ngành Chăn nuôi thú ý là 17,0 điểm; điểm trúng tuyển ngành Thú y của Đại học Lâm Nghiệp là 15,0 điểm…
3. Nhóm ngành Công nghệ thực phẩm – Dinh dưỡng
Các thí sinh sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm – Sinh học có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như giám sát chế biến, kỹ sư công nghệ thực phẩm…
Điểm chuẩn thi khối B của nhóm ngành Công nghệ thực phẩm – Dinh dưỡng tại các trường Đại học trong khoảng từ 16 – 24 điểm như: Điểm trúng tuyển các ngành công nghệ thực phẩm, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, quản trị kinh doanh thực phẩm của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM là từ 18 – 20 điểm tùy từng ngành.
4. Nhóm các ngành Công nghệ sinh học, Hóa học, Môi trường
Nhóm các ngành Công nghệ sinh học, Hóa học, Môi trường bao gồm nhiều ngành như: Sinh học, môi trường như kỹ thuật sinh học, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật môi trường…
Một số các trường Đại học đào tạo uy tín chất lượng chuyên ngành Công nghệ sinh học – Môi trường có xét tuyển khối B với điểm chuẩn từ 19 – 26 điểm như: Đại học Bách khoa TP. HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Đà Nẵng…
5. Nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp
Một số các trường Đại học có đào tạo ngành Nông Lâm Ngư nghiệp: Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, Đại học Lâm nghiệp, Học viện Nông nghiệp… Điểm chuẩn trung bình của nhóm ngành này từ 15 – 19 điểm.
6. Nhóm ngành Sư phạm, Giáo dục
Có nhiều các trường Đại học xét tuyển khối B với nhóm ngành Sư phạm – Giáo dục như: Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng…
Mức điểm chuẩn hàng năm của nhóm ngành Sư phạm này sẽ tùy từng chuyên ngành nhưng trung bình từ 18 – 25 điểm.
7. Nhóm ngành Xây dựng, Kiến trúc
Các thí sinh thi khối B có thể tham gia theo học nhóm ngành Xây dựng – Kiến trúc bao gồm nhiều chuyên ngành như: kỹ thuật cấp thoát nước, kỹ thuật hạ tầng đô thị, kiến trúc như kỹ thuật môi trường tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Kiến trúc,…
Điểm chuẩn trung bình của các ngành ngành Xây dựng, Kiến trúc thay đổi tùy từng năm và từng ngành khác nhau, tuy nhiên nhìn chung sẽ từ khoảng 15 – 18 điểm.
Xem thêm:
- Tổng hợp danh sách các trường khối B ở Hà Nội đào tạo chất lượng
- Tìm hiểu các trường Đại học khối B xét học bạ
Các ngành khối B dễ xin việc
Có thể thấy rằng rất nhiều ngành nghề dành cho các thí sinh theo học khối B lựa chọn, tuy nhiên không phải ngành nào cũng phát triển trong tương lai, cơ hội việc làm rộng mở nên cần tìm hiểu kỹ.
Dưới đây là một số các ngành khối B dễ xin việc như:
Công nghệ sinh học
Ngành Công nghệ sinh học chuyên nghiên cứu về các sinh vật như vi sinh vật, động thực vật để từ đó tìm ra các phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất, đặc biệt trong bối cảnh khí hậu đang thay đổi quá nhiều làm cho tính chất nhiều loại dược liệu bị thay đổi.
Bên cạnh đó Công nghệ Sinh học còn có khả năng giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu suất cây trồng.
Cơ hội việc làm ngành công nghệ sinh học cho sinh viên tốt nghiệp rất đa dạng với các vị trí công việc như: nghiên cứu viên tại Trung tâm hoặc Viện nghiên cứu, nhân viên phát triển sản phẩm, kỹ thuật viên tại phòng thí nghiệm, giảng viên dạy Sinh học, chuyên viên Quản lý Khoa học và Công nghệ…
Thú y
Đây là ngành Khoa học ra đời khá sớm ở nước ta và phát triển không ngừng hiện nay.
Theo thống kê hệ thống ngành Thú Y được thiết lập ở khắp các tỉnh/ thành phố trên địa bàn cả nước cùng với đó đội ngũ cán bộ Thú y ngày càng phát triển mạnh. Ngoài ra ngành Thú y ở nước ngoài tại các bệnh viện, phòng khám thú y đang thiếu hụt số lượng lớn nguồn nhân lực. Điều này mở ra cơ hội việc làm cho những người đã đang và sẽ theo học ngành Thú y.
Y học
Thí sinh theo học khối B theo đuổi ngành Y học có điểm trúng tuyển luôn ở mức cao, tỉ lệ cạnh tranh lớn, thời gian đào tạo từ 4 – 6 năm.
Y học được đánh giá là ngành học có nhiều tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm trong tương lai bởi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng có xu hướng tăng cao. Đồng thời các phòng khám tư nhân, bệnh viện được xây dựng ngày càng nhiều.
Mặc dù nguồn nhân lực ngành Y đang thiếu hụt cả về chất lượng và số lượng nên khi lựa chọn cơ sở đào tạo nên lưu ý tìm hiểu thật kỹ.
Với thông tin chia sẻ ở trên chắc hẳn đã giải đáp được thắc mắc: Các ngành khối B và điểm chuẩn từ đó thí sinh sẽ lựa chọn được ngành học, cơ sở đào tạo phù hợp với bản thân.