Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều sở hữu một chiếc laptop. Thế nhưng bạn đã biết bên trong, ngoài nó có gì chưa? Cùng tìm hiểu các bộ phận của laptop và chi tiết cấu tạo của máy ngay dưới đây.
Các bộ phận của laptop
Cấu tạo laptop bên ngoài
Xem ngay: Phần Cứng Máy Tính Là Gì? Các Bộ Phận Cơ Bản Gồm Những Gì? để biết bộ phận máy tính
- Vỏ: Vỏ nhựa hoặc kim loại
- Bàn phím: nhiều kiểu khác nhau cơ bản là loại có bàn phím số hoặc không
- Pin: 3 cell, 4 cell, 6 cell, 8 cell, 9 cell.
- Màn hình: 10 inch, 11 inch, cho đến 17.3 inch.
- Touchpad nhiều dạng phụ thuộc vào nhà sản xuất, một số loại có nút cơ.
- Sạc: tùy vào cấu hình máy và kích thước sẽ quyết định sạc bao nhiêu W
- Cổng kết nối: Gồm các cổng kết nối cơ bản: cổng USB; Thunderbolt 3, HDMI; VGA, LAN, cổng âm thanh…ngoài ra còn có các cổng: e-SATA; Display Port…
Bên trong: tóm tắt cấu trúc của laptop
- CPU: Pentium, core 2, core i3, core i5, core i7,
- GPU
- Bộ nhớ ram
- Ổ cứng lưu trữ
- Mainboard (vỉ máy tính)
- Chip set
- Ổ đĩa quang
Cấu trúc máy tính: Chi tiết Cấu tạo laptop
Vi xử lý hay còn gọi là CPU
Vi xử lý hay còn gọi là CPU, là bộ xử lý trung tâm xử lý phân tích dữ liệu, đây là một bộ phận cực kỳ quan trọng của laptop. Các loại CPU: Có hai hãng sản xuất CPU là Intel (core 2 duo, core i3, core i5, core i7, core i9,…) và AMD ( AMD A6, AMD A8, AMD A10…) CPU thường được gắn chặt trên mainboard, có trách nhiệm xử lý tất cả các thông tin từ trong ra ngoài trước khi hiển thị ra màn hình Desktop.
Card màn hình hay GPU
Bộ phận này liên quan đến hình ảnh, video như màu sắc, độ phân giải… thông qua kết nối với màn hình để hiển thị. Card màn hình là một trong những bộ phận về phần cứng rất quan trọng, nó quyết định đến việc chơi game, đồ họa, lập trình trên máy tính đó là tốt hoặc kém. Card đồ họa có 2 loại:
- VGA Onboard: được tích hợp sẵn trên bo mạch hoặc một phần Chipset cầu Bắc (các dòng laptop cũ) nó hoạt động nhờ vào sức mạnh của CPU và RAM (bộ nhớ tạm) để xử lý hình ảnh. Loại này thích hợp cho những đối tượng có nhu cầu làm việc văn phòng thông thường, internet…
- VGA rời: Loại rời gắn vào khe cắm mở rộng PCI, PCI-Express, AGP… trên bo mạch chủ. Tuy là card rời nhưng chỉ có số ít sản phẩm tháo được VGA ra như các máy trạm hoặc máy gaming…thích hợp cho các đối tượng sử dụng để “chiến” các game nặng hay sử dụng cho các chương trình đồ họa nặng, render phim ảnh…
Bộ nhớ RAM
RAM (bộ nhớ tạm thời) là nơi nhớ tạm những gì cần làm để CPU có thể xử lý nhanh hơn, tức là mọi dữ liệu trên đây sẽ biến mất sau khi bạn Restart lại máy. Bạn có thể mở cùng lúc nhiều ứng dụng, tab, file mà không bị chậm. Dung lượng của RAM càng lớn thì lưu trữ tạm càng nhiều,.
Ổ cứng lưu trữ
Ổ cứng có chức năng lưu trữ các phần mềm của máy tính như hệ điều hành, các chương trình ứng dụng và dữ liệu của người sử dụng máy.
Có 2 loại ổ cứng thông dụng đó là HDD và SSD. Tuy nhiên ổ HHD có tốc độ đọc, ghi và xử lý thông tin chậm hơn nhiều so với ổ SSD.
Mainboard (vỉ máy tính)
Qdfghjkl;uyết định sự ổn định và hiệu năng của hệ thống máy tính Mainboard là bộ phận quan trọng nhất trong máy tính.
Mainboard được thiết kế bên dưới bàn phím, nó là nơi gắn kết tất cả các linh kiện và các thiết bị ngoại vi lại với nhau thành một khối thống nhất. Tất cả các linh kiện từ RAM, CPU, ổ cứng, card âm thanh, card đồ họa, Pin Cmos…
Chip set
Chip set là bộ những con chip, đóng vai trò là trung tâm giao tiếp của bo mạch chủ, điều khiển mọi hoạt động truyền tải dữ liệu giữa các phần cứng (CPU, RAM, GPU, ổ cứng) và là thành phần xác định tính tương thích giữa các phần cứng với bo mạch chủ. Với sự ra đời của bus PCI, một thiết kế vi xử lí mới được hình thành, thay vì một bó chip, bo mạch chủ chỉ đi kèm với hai chip, một chip cầu bắc và một chip cầu nam.
Chipset bắc được kết nối trực tiếp với CPU và hoạt động như một trung gian truyền thông cho các thành phần hiệu suất hoạt động cao hơn của hệ thống như RAM (điều khiển bộ nhớ), bộ điều khiển PCI Express. Nếu các thành phần này muốn giao tiếp với CPU, trước tiên chúng phải đi qua chip cầu bắc.
Chip cầu nam, ngược với cầu bắc, nó được đặt phía dưới (phía nam) của bo mạch chủ, có trách nhiệm xử lí các thành phần có hiệu suất hoạt động thấp hơn như khe cắm PCI, các kết nối SATA và IDE, cổng USB, âm thanh, mạng máy tính…
Ổ đĩa quang
Hiện nay ngoại trừ các máy dòng siêu mỏng hay quá nhỏ gọn thì đa phần các laptop đều được trang bị một ổ đĩa quang.
Ổ đĩa quang thường được đặt ở cạnh phải của laptop, có thể tháo ra dễ dàng, khi máy laptop không có ổ đĩa quang nó vẫn có thể hoạt động và vẫn vào được Windows.
Trên đây là các bộ phận của laptop và chi tiết cấu tạo của máy. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.