Ổ cứng là một phần không thể thiếu trong máy tính có nhiệm vụ lưu trữ thông tin dữ liệu của người dùng. Ổ cứng hiện nay được chia làm 2 loại: HDD và SSD. Vậy ổ cứng HDD là gì? ổ cứng SSD là gì? Phân biệt HDD và SSD như thế nào? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!

1. Ổ cứng HDD là gì?

Ổ cứng HDD – Hard Disk Drive – là thiết bị dùng để lưu trữ mọi dữ liệu lên trên bề mặt các tấm đĩa tròn được phủ bằng những vật liệu từ tính.

HDD là loại bộ nhớ non-volatile “không thay đổi”, tức là khi bạn tắt nguồn ngừng cung cấp điện thì bộ nhớ bên trong không bị mất dữ liệu.

Ổ cứng HDD là một phần rất quan trọng bên trong hệ thống máy tính bởi chúng chứa đựng dữ liệu sau một quá trình làm việc của người dùng. Tất cả mọi sự hỏng hóc của thiết bị khác trong máy tính đều có thể thay thể hoặc sửa chữa. Thế nhưng, ổ cứng mà bị hư hỏng, dù nặng hay nhẹ thì dữ liệu cũng sẽ bị mất mát mà rất khó có thể khôi phục lại được.

ổ cứng ssd là gì

Ổ cứng SSD

2. Ổ cứng SSD là gì?

Ổ cứng SSD – Solid-State Drive – là ổ đĩa có thể rắn. Có chức năng y hệt ổ cứng HDD nhưng thay vì được phủ lớp từ tính trên bề mặt đĩa cứng, mọi dữ liệu được lưu trữ trên các con chip bộ nhớ flash kết hợp với nhau và cũng giữ lại dữ liệu kể cả lúc ổ cững không được cung cấp nguồn điện.

Có 2 loại chip nhớ chuyên dùng trong việc chế tạo ổ SSD:

– Bộ nhớ NAND SLC (Single-Level Cell) – ô nhớ 1 cấp – được các nhà doanh nghiệp sử dụng nhiều bởi giá thành cao 3 USD/GB.

– Bộ nhớ NAND MLC (Multi-Level Cell) – ô nhớ đa cấp – thường được các cá nhân sử dụng bởi giá cả phải chăng 1 USD/GB.

Các chip MCL có thể lưu trữ 2bit/transistor (00,01,10,11) còn các chip SCL chỉ lưu trữ 1bit/transistor (0 hoặc 1). Bởi vậy, lượng dữ liệu lưu trữ của MCL nhiều gấp 2 lần so với SCL thế nhưng tốc độ ghi lại chậm hơn 3 lần và tốc độ đọc chậm hơn 2 lần trên một tế bào bộ nhớ NAND.

Ngoài khả năng truy xuất dữ liệu cao, các ổ cứng SSD còn rất bền. Hiện nay, mỗi chip MLC có thể ghi/xóa 10.000 lần, còn chip SLC có thể lên đến 100.000 lần. Với việc công nghệ đang ngày càng phát triển, các công ty phát triển phần cứng cũng đã chế tạo thành công loại chip NAND TLC (triple-level cell) nhưng loại này vẫn chưa phổ thông trên thị trường công nghệ.

3. Phân biệt ổ cứng HDD và SSD

So sánh HDD và SSD Ổ cứng HDD Ổ cứng SSD
Tốc độ – Tốc độ quay: 5400 rpm, 7200 rpm

– Khả năng đọc/ghi: mức SATA 2 tương đương hơn 200MB/s.

– Mất 1 phút hoặc có khi nhiều hơn để có thể khởi động máy

– Khả năng đọc/ghi: gần 500 MB/s có khi đạt đến mức SATA 3 (6Gbps).

– Tốc độ vượt trội khi chỉ cần vài giây là khởi động được máy tính.

An toàn dữ liệu – Sử dụng các thành phần cơ học và các đĩa từ để đọc/ghi dữ liệu.

– Sử dụng trong thời gian dài có thể làm giảm độ an toàn và tin cậy

– Ổ cứng thể rắn => không có bộ phận chuyển động cơ.

– Dữ liệu được lưu trữ bên trong các chip nhớ => dữ liệu có thể tải đồng loạt ở nhiều chip nhớ khác nhau cùng một lúc

Độ bền – Các thiết bị bên trong ổ cứng rất dễ bị tác động bởi ngoại lực tác động bên ngoài như: rơi, rung lắc,.. – Có khả năng chống chịu lực tốt.

– Chịu nhiệt tốt từ 60-95 độ C.

Kích cỡ – 2 kích cỡ tiêu chuẩn : 2.5 inch cho laptop và 3.5 inch cho máy tính bàn – tương tự như HDD nhưng trọng lượng nhỏ và gọn hơn, thích hợp với các máy tính có kích thước nhỏ.
Tiếng ồn – Các vòng quay hoạt động liên tục với tấn suất cao và nóng => gây tiếng ồn bởi ổ cứng và ảnh hưởng đến việc truy xuất dữ liệu – Không phải khó chịu khi nghe thấy tiếng ồn
Phân mảnh dữ liệu – Bởi cấu tạo là các mặt đĩa tròn => dữ liệu lớn và tập trung sẽ thuận tiện cho việc lưu trữ và truy cập.

– Tuy nhiên điều này rất dễ gây ra hiện tượng phân mảnh dữ liệu, mất thời gian

– Cấu trúc bởi các chip nhớ rời => dữ liệu được phân vùng ngay trên đó.
Giá cả Giá rẻ, phải chăng Đắt

ổ cứng sshd là gì

Ổ cứng SSD và ổ cứng HDD

Với những so sánh trên về ổ cứng HDD và ổ cứng SSD, chúng ta có thể thấy việc sở hữu một ổ cứng SSD là đáng “đồng tiền bát gạo” như nào. Ngoài hiệu suất làm việc cao, khả năng xử lý công việc tốt, ổ cứng SSD còn những điểm nổi trội sau:

– Băng thông truyển tải dữ liệu lớn.

– Nạp chạy phần mềm nhanh chóng, gọn lẹ.

– Truy xuất dữ liệu nhanh.

– Tốc độ khởi động máy tính, khởi động hệ điều hành mau lẹ.

Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi về ổ cứng HDD là gì? ổ cứng SSD là gì? Phân biệt HDD và SSD như thế nào? đã đem đến cho bạn đọc hiểu biết thêm về bộ phận không thể thiếu được trong các case máy tính của mình!

Xem thêm:

>> Tuổi thọ của ổ cứng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

1.1/5 - (32 bình chọn)