Hiện nay, có nhiều người vẫn chưa biết về ổ cứng NAS là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về ổ cứng NAS.
Tìm hiểu ổ cứng NAS là gì?
NAS là từ viết tắt của Network Attached Storage, dịch ra tiếng Việt nghĩa là thiết bị lưu trữ gắn vào mạng. NAS thường được sử dụng để lưu trữ, chia sẻ file và đặc biệt là streaming các dữ liệu đa phương tiện.
Ổ cứng mạng NAS giống như một máy tính thu nhỏ có đủ chip, ram và ổ cứng lưu trữ sử dụng các phiên bản hệ điều hành, được thiết kế riêng có khả năng kết nối mạng cả dây lẫn không dây. Với các hệ thống NAS bạn có thể dễ dàng truy cập được dữ liệu dù ở bất cứ nơi nào và từ mọi thiết bị như Smartphone, Laptop, và PC.
Hiện nay, ổ cứng mạng NAS ngày càng phổ biến và không ngừng phát triển theo thời gian do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Trên thị trường có nhiều thương hiệu NAS như Synology, Buffalo, Edimax, Linksys, D-Link, LaCie, Qnap và Zyxel… Tùy theo nhu cầu sử dụng và mục đích của người dùng mà từng hãng sẽ cho ra các dòng sản phẩm tương ứng khác nhau.
Những lợi ích khi sử dụng ổ cứng NAS là gì?
Ưu điểm lớn nhất của NAS là dữ liệu được quản lý tập trung, có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi không giới hạn về dung lượng và số lượng thiết bị truy cập trong cùng thời điểm. Do đó, thay vì sử dụng các hình thức lưu trữ và chia sẻ file truyền thống như USB, thẻ nhớ, ổ cứng di động thì có thể sử dụng NAS để quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và thuận tiện hơn.
Đối với các doanh nghiệp, ổ cứng mạng NAS sẽ giúp thay thế những hệ thống server lưu trữ đắt đỏ, đòi hỏi phải quản lý và bảo trì phức tạp với chi phí cao. Theo đó, NAS dễ dàng nâng cấp, quản trị, với các bước sử dụng đơn giản và không yêu cầu những kỹ năng đặc biệt cao cấp nào.
Tìm hiểu ổ cứng NAS là gì?
Xem thêm: Mách bạn cách cài Win 10 từ ổ cứng nhanh – gọn – đơn giản nhất hiện nay
Cách lựa chọn mua ổ cứng mạng NAS
NAS thường được chia làm hai phân khúc chính: phân khúc phổ thông dành cho gia đình và phân khúc cao cấp dành cho doanh nghiệp. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng, mà bạn có thể lựa chọn thiết bị lưu trữ NAS phù hợp.
– Với phân khúc phổ thông: NAS được trang bị các tính năng cơ bản như truy cập dữ liệu từ xa, backup dữ liệu, chia sẻ file, phân quyền người dùng… Các sản phẩm ở dòng này thường có cấu hình phần cứng vừa phải, hỗ trợ số lượng từ 5 – 10 người dùng truy cập cùng lúc. Do đó, dòng sản phẩm này phù hợp cho sử dụng cá nhân và cho văn phòng nhỏ.
– Với phân khúc cao cấp dành cho doanh nghiệp vừa và lớn: NAS được trang bị thêm những tính năng khác như: quản lý camera IP, hỗ trợ giao tiếp RAID, Active Directory, Web Server và Firewall… Vì vậy, các sản phẩm trong dòng này thường có cấu hình phần cứng cao cấp hơn và hỗ trợ lượng người dùng truy cập cùng lúc nhiều hơn từ hàng chục đến hàng trăm user.
Một số tiêu chí cần lưu ý khi chọn mua ổ cứng mạng NAS
Dung lượng NAS
Dung lượng của một ổ cứng NAS ảnh hưởng rất nhiều đến giá của nó. Đối với dòng NAS cho khách hàng cá nhân thường ít hỗ trợ ổ SATA gắn trong mà dùng ổ cứng gắn ngoài thông qua cổng USB. Một số NAS loại này có tới 4 cổng USB hỗ trợ các ổ cứng tới dung lượng cả TB. Tuy nhiên, thiếu sót ở các ổ cứng này thường không hỗ trợ các phương thức bảo vệ dữ liệu như RAID 1 hay tăng tốc như RAID 0.
Ngoài ra, trong khi các hệ thống NAS ổ cứng gắn trong hỗ trợ nhiều phương thức quản lý khác nhau với dung lượng lưu trữ gần như không giới hạn (tối đa 3TB/ 1 ổ cứng hiện tại) thì nhiều NAS gắn ngoài USB bị giới hạn dung lượng.
Thông thường các ổ NAS đi kèm sẵn ổ cứng bên trong sẽ ít chi phí hơn là mua riêng, nhưng vẫn có những trường hợp ngược lại. Khi bạn muốn mua ổ cứng riêng hãy chọn loại không ổ (disk less) và tự lắp các ổ rời vào. Nhưng bạn hãy lưu ý loại ổ cứng được NAS hỗ trợ vì không phải ổ cứng nào cũng hỗ trợ với NAS.
Tìm hiểu ổ cứng NAS là gì?
Xem thêm: Tổng hợp một số cách bật đèn bàn phím máy tính
Sức mạnh xử lý
Cũng giống như máy tính, các thiết bị NAS cũng có bộ nhớ RAM và vi xử lý của riêng mình. Bộ xử lý của NAS càng nhanh, RAM càng nhiều thì NAS đó có hiệu năng càng cao. Những NAS cao cấp nhất hiện tại sử dụng ATOM 2 nhân như D510.
Nếu nhu cầu lưu trữ của bạn lớn, thực hiện các thao tác hoạt động I/O liên tục thì nên đầu tư bộ NAS dùng chip ATOM, các NAS rẻ hơn thường dùng chip Marvell. Bên cạnh đó, một số NAS cho phép nâng cấp RAM nhưng hầu hết đều gắn chết vào mainboard.
Hệ điều hành
Nếu thiết bị điện tử bạn đang dùng là hệ điều hành Windows thì không cần phải lo lắng, bởi hầu hết các hệ thống NAS đều hỗ trợ Windows đầy đủ. Đối với người dùng Mac, một số NAS sẽ hỗ trợ hệ thống sao lưu định kỳ Time Machine của Mac OSX. Còn những người dùng Linux thì nên sử dụng những bản Linux phổ biến, bởi vì thì không phải NAS nào cũng hỗ trợ Linux.
Hệ thống sao lưu và phục hồi của NAS
– Các NAS cao cấp thường có những tùy chọn thiết lập RAID hay các hệ thống cảnh báo hỏng hóc hay những vấn đề nghiêm trọng.
– NAS chỉ có giá trị khi nó lưu giữ được dữ liệu và có thể phục hồi dữ liệu ở những trường hợp xảy ra hỏng hóc, đây là vấn đề đang được người dùng quan tâm. Đối với dòng NAS dành cho doanh nghiệp thường hỗ trợ tính năng trao đổi đĩa cứng nóng (hot- swap). Nghĩa là cho phép thay đổi đĩa cứng mà không phải ngắt nguồn hay ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động của ổ
– Một số NAS cũng hỗ trợ sao lưu dữ liệu trong ổ cứng lên máy chủ đám mây. Đây cũng là một giải pháp cực kỳ an toàn khi dữ liệu của bạn được lưu trữ ở 2 khu vực hoàn toàn tách biệt.
– Không chỉ dữ liệu mà cấu hình của NAS cũng cần được lưu lại, một số NAS còn cho phép người dùng cắm ổ cứng vào cổng USB rồi sao lưu ra đó. Điều này giúp bạn không phải thiết lập đi thiết lập lại mỗi NAS riêng lẻ trong hệ thống của mình.
Tổng hợp