Cài win là một việc không thể thiếu đối với những ai sử dụng máy tính. Thay vì việc phải mang ra tiệm thì bạn có thể làm theo cách cài win 10 từ ổ cứng dưới đây để có thể có một hệ điều hành mới mẻ nhất!
A – Tại sao bạn nên cài win 10 từ ổ cứng?
1. Ưu điểm khi cài win 10 từ ổ cứng HDD
– Tốc độ cài nhanh hơn nhiều so với cài win 10 từ CD hay USB bởi vì file được copy trực tiếp từ ổ cứng => tốc độ sẽ nhanh hơn copy file từ chiếc USB hay đĩa CD.
– Nếu bạn không có USB hay đĩa CD Win 10 thì bạn sẽ không phải tốn một khoản tiền để mua chúng.
– Hỗ trợ rất tốt cho những máy không hỗ trợ khay đĩa CD hoặc không có khe cắm USB.
2. Điều kiện để cài win 10 từ ổ cứng ngoài
– Máy tính PC hay laptop của bạn phải đang cài HĐH Windows (7, 8.1, 10) và vẫn đang trong tình trạng hoạt động bình thường.
– Windows cài mới bắt buộc phải cùng bit với verion Windows cũ. Ví dụ: máy của bạn đang là windows 7 – 32 bit thì bạn chỉ nâng cấp lên được windows 10 – 32 bit chứ không thể lên được win 10 64bit.
– Ổ đĩa của bạn phải chia ra ít nhất 2 phân vùng ổ cứng (ổ C và ổ D).
Hướng dẫn cài đặt win 10 từ ổ cứng HDD
3. Trước khi tiến hành cài win 10, bạn cần:
– File ISO Windows 10.
Lưu ý: Nhớ chọn đúng số bit mà hệ điều hành hiện tại của bạn đang chạy. Nếu máy tính của bạn có số RAM < 2GB, thì nên dùng Windows 32bit (x86) còn nếu máy tính của bạn có > 2GB RAM thì có thể dùng Windows 64bit (x64).
– Hệ điệu hành có phần mềm hỗ trợ giải nén file như: WinRAR, 7zip, …
***Có thể bạn quan tâm:
B – Hướng dẫn cài đặt win 10 từ ổ cứng
Bước 1: Giải nén file cài đặt
- Chuyển file ISO cài Windows mà bạn vừa tải ra 1 ổ đĩa khác trừ ổ đĩa C trên máy tính.
2. Tiến hành giải nén file ISO này ra.
Và sẽ nhận được một thư mục có tên trùng với tên file ISO.
Rồi bạn hãy đổi tên file này thành tên tùy ý bạn (Ở đây chúng tôi đặt tên file là TGNB).
Như vậy là quá trình giải nén file đã hoàn thành, để quá trình cài đặt đảm bảo không xảy ra lỗi, bạn hãy ngắt kết nối mạng Internet bằng thao tác rút dây mạng ra nếu như đang sử dụng.
Bước 2: Mở trình Command Prompt
- Mở Windows -> nút Power (góc trái dưới màn hình) -> giữ nút Shift và nhấp vào phần Restart.
- Chiếc máy tính của bạn sẽ được chuyển tới giao diện như hình bên dưới đây. Tại đây, bạn chọn Troubleshot.
- Chọn Advanced options.
- Tiếp đến là chọn Command Prompt.
- Đến lúc này, máy tính sẽ khởi động lại và xuất hiện màn hình Command Prompt.
- Tại Command Prompt, bạn sẽ thấy danh sách các tài khoản được lưu trên máy tính của bạn. Bạn hãy lựa chọn tài khoản nào mà bạn đang sử dụng, ở đây, mình lựa chọn tài khoản TheGioiNoteBook.
- Nếu như tài khoản mà bạn chọn có cài đặt mật khẩu thì bạn hãy nhập vào còn không thì bỏ trống và chọn tiếp Continue.
- Lúc này, cửa sổ câu lệnh cmd sẽ hiện lên.
- Bạn gõ wmic logicaldisk get size,captionvà ấn ENTER để hiển thị danh sách các ổ đĩa và dung lượng của nó.
Theo hình bên trên, cột Caption là tên ổ đĩa, còn cột Size là dung lượng của ổ đĩa tương ứng.
Bây giờ, bạn gõ lần lượt các lệnh theo danh sách Tên ổ đĩa:\TGNB\setup rồi ấn Enter và cứ tiếp tục như vậy cho tới khi không còn xuất hiện dòng “The system cannot find the path specified” thì bạn hãy dừng lại để cửa sổ cài win 10 hiện lên.
Bước 3: Tiến hành cài đặt windows 10
Tại cửa sổ Windows Setup, nếu bạn là người chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể tùy chọn theo các thông số theo hình dưới đây.
Chọn Install Now.
Bỏ qua phần nhập Key, bạn nhấn Skip.
Đánh dấu tích chọn “I accept the licese terms” và chọn Next.
Chọn Custom: Install Windows only (advanced).
Đến đây, bạn sẽ thấy nhiều tùy chọn cho ổ đĩa của mình như: Delete (xóa ổ đĩa), Format (xóa tất cả file trông ổ), New (tái tạo ổ đĩa mới). Bên trên là các thông tin về ổ cứng như: Name (tên ổ đĩa), Total Size (dung lượng ổ đĩa) và Free Space (dung lượng còn trống của ổ đĩa).
Trước tiên, bạn cần xác định được ổ nào đang chứa hệ điều hành cũ thông qua cách sau:
– Tên ổ đĩa: bình thường ổ C không có tên, sau phần Driver *Partition* (dấu * là số thay đổi tùy theo máy tính người dùng) sẽ không có dấu: tên ổ đĩa. Như hình bên dưới đây, bạn thấy ổ đĩa thứ 2 Drive 0 Partition 2 không có tên => đây sẽ là ổ đĩa C. Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ có ổ đĩa không có ghi tên thì ta khó có thể áp dụng cách này để xác định được.
– Total Size (dung lượng ổ đĩa) và Free Space (dung lượng trống của ổ đĩa chưa dùng): bình thường nếu bạn biết được 2 chỉ số này của ổ đĩa C thì bạn chỉ cần nhìn là có thể xác định được ngay.
– Vị trí của ổ đĩa: bình thường ổ C sẽ là ổ đĩa nằm ở trên cùng trong số các ổ đĩa có dung lượng lưu trữ lớn hơn 10GB.
Sau khi việc xác nhận ổ đĩa C hoàn thành, bạn hãy xóa tất cả các ổ đĩa có kích cỡ dung lượng < 1GB và ổ đĩa C bằng cách chọn và nhấp vào Delete.
Thông báo hiện lên và chọn OK.
Quá trình Delete tất cả các ổ đĩa < 1Gb hoàn tất bạn sẽ thu được 1 phân vùng trống có tên là: Driver 0 Unllocated Space. Bạn chọn một phân vùng có dung lượng lớn nhất và chọn New.
Chọn Apply.
Tiếp đến chọn OK.
Sau đấy bạn sẽ trông thấy có vài ổ đĩa mới được sinh ra. Với máy tính có BIOS chuẩn Legacy thì sẽ tạo ra 2 ổ đĩa mới, còn với các dòng máy đời mới dùng chuẩn UEFI thì sẽ tạo ra 3 – 4 ổ đĩa mới. Bạn hãy chọn ổ đĩa nào có dung lượng lớn nhất và chọn Next.
Chờ đợi quá trình cài đặt hoàn thành. Tùy xem máy tính như nào thì quá trình này sẽ khởi động lại 2 – 3 lần và tốn khoảng 20 – 30 phút.
Sau đấy, màn hình bên dưới sẽ được hiển thị và bạn nhấp chuột chọn Do this later.
Nếu như máy tính của bạn có Wifi thì sẽ phải thêm một bước nữa, chọn Skip this step.
Chọn Use Express Settings.
Bước tiếp theo là tạo dựng thông tin tài khoản Windows 10. Tại ô đầu tiên là tên tài khoản mà bạn muốn dùng. Nếu không muốn thiết lập mật khẩu thì để trống 3 ô tiếp theo, còn không thì bạn điển mật khẩu vào ô 2,3 còn ô 4 là khung gợi ý mật khẩu khi bạn không may quên và gõ sai quá nhiều lần.
Tiếp đó chọn Next.
Bây giờ, bạn chỉ việc chờ đợi cho quá trình cài đặt Windows 10 hoàn tất là xong.
Cài đặt xong, bạn mở giao diện System lên bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + E để mở This PC. Nhấp chuột phải vào This PC => Properties.
Tại giao diện System, nếu như bạn chưa kết nối tới mạng Internet thì bạn sẽ thấy dòng chữ “Connect to the Internet to activate Windows”.
Bạn chỉ cần cắm lại dây mạng và đợi chờ trong vòng 5 phút. Mở lại cửa sổ System, Windows đã được kích hoạt (Windows is activated).
Lưu ý:
– Nếu ban đầu Windows đã được kích hoạt từ trước mà khi thực hiện việc cài đặt win 10 từ ổ cứng theo những bước trên mà Win chưa được kích hoạt bản quyền (Windows is not actived) thì bạn hãy reset lại máy tính, kết nối mạng Internet và đợi khoảng 5 phút và kiểm tra lại bản quyền của Windows 10 nhé!